Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Sách nghiên cứu của Winston Phan Đào Nguyên: Phan Thanh Giản và vụ án “Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân” – damau.org

Sách nghiên cứu của Winston Phan Đào Nguyên: Phan Thanh Giản và vụ án "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân"

Nguồn: https://damau.org/69532/sch-nghin-cuu-cua-winston-phan-phan-thanh-gian-v-vu-n-phan-lm-mi-quoc-trieu-dnh-kh-dn

Tác giả Winston Phan Đào Nguyên thân tặng bản điện tử của cuốn sách Phan Thanh Giản Và Vụ Án Phan Lâm Mãi Quốc Triều Đình Khí Dân cho tất cả mọi người.

Xin vui lòng tải sách (download) bản PDF từ đường link dưới đây:

Có lẽ ít có nơi đâu trên thế giới mà một “câu” gồm 8 chữ và không có xuất xứ rõ ràng lại được đem ra làm bằng chứng, mà lại là bằng chứng độc nhất, để buộc tội “bán nước” cho một nhân vật lịch sử. Nhưng chính điều đó đã và đang diễn ra trong sử học cận đại Việt Nam suốt 60 năm qua. Và cái câu 8 chữ nói trên là Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân. Sử dụng câu này liên tục từ thập niên 1950 đến nay, các sử gia tại miền Bắc Việt Nam đã nhân danh “nhân dân” để kết tội bán nước cho hai đại thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản (Phan) và Lâm Duy Hiệp (Lâm); với sự chú trọng đặc biệt vào Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.

Mặc dù không có xuất xứ rõ ràng, mặc dù không biết tác giả của nó là ai, và mặc dù không biết cái câu gồm 8 chữ đó là câu đối, câu thơ, câu phú, “khẩu hiệu,” hay thậm chí là một loại “vè,” nó đã được đem ra để làm bằng chứng mỗi khi một “sử gia” nào đó tại Việt Nam muốn lên án Phan Thanh Giản. Và do không hề có một bài viết hay một tác giả nào đặt vấn đề để gạn hỏi một cách rõ ràng và có hệ thống về câu này, hiện nay ở Việt Nam hầu như tất cả mọi người đều chấp nhận sự hiện hữu cũng như tính chất “lịch sử” của nó. Họ dễ dãi cho rằng nó có gốc gác “trong dân gian,” đồng thời nhìn nhận rằng nó đã nói lên tâm trạng của “nhân dân” thời đó, là lên án cả hai ông Phan, Lâm và triều đình nhà Nguyễn thời vua Tự Đức.

Cấu trúc của quyển PHAN THANH GIẢN VÀ VỤ ÁN PHAN LÂM MÃI QUỐC TRIỀU ĐÌNH KHÍ DÂN:

Phần I, từ Chương I đến Chương III, tìm hiểu về quá trình xuất hiện của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” tại miền Bắc Việt Nam từ sau năm 1954, đặc biệt trong sự kiện các sử gia miền Bắc lên án chuyện “bán nước” và “đầu hàng” của Phan Thanh Giản qua một “phiên tòa đấu tố” trên tờ Nghiên Cứu Lịch Sử vào năm 1963 của Viện Sử Học do ông Trần Huy Liệu làm Viện Trưởng. Quá trình này cho thấy một sự đồng tình viết lại lịch sử Nam Kỳ thế kỷ 19 bởi các sử gia miền Bắc — dẫn đầu bởi hai ông Trần Huy Liệu và Trần Văn Giàu — đã phân chia các nhân vật và phe nhóm của thời gian này theo lập trường giai cấp và dân tộc cực đoan của họ. Theo nhận định của tác giả Winston Phan Đào Nguyên, câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” không hề và/hoặc khó có thể đã xuất hiện trên sách vở báo chí bằng chữ Quốc Ngữ ở cả ba miền Việt Nam từ trước năm 1954, vì trong thời gian đó mọi bài vở sách báo trên khắp nước đều cho thấy một sự kính trọng Phan Thanh Giản.

Phần II, từ Chương IV đến Chương XI nghiên cứu các tài liệu văn học và lịch sử của thập niên 1860 và so sánh lại với câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân.” Các tài liệu này cho thấy những mối quan hệ giữa các phe phái và nhân vật lịch sử của Nam Kỳ trong thời điểm này rất phức tạp, chứ không trắng đen rõ rệt như đã được thuật lại bởi các sử gia miền Bắc dựa trên ý tưởng hệ cực đoan của họ. Phần II cũng thảo luận văn kiện chính thức đầu tiên giữa triều đình Huế và Pháp trong cuộc chiến là Hòa ước 1862, cùng giới thiệu một điều khoản cực kỳ quan trọng nhưng chưa hề được nhắc tới của Hòa ước này là điều số 11, vì nó giải thích lý do tại sao các nhân vật và phe phái lịch sử trong thời gian đó lại có những hành động để dẫn đến sự ra đời của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân.” Phần II cũng phân tích các tài liệu về nhân vật lịch sử Trương Định. Thêm vào đó, tác giả cũng giới thiệu một tài liệu vừa được tìm ra gần đây về cuộc đối thoại giữa Phan Thanh Giản và một sĩ quan Pháp tên là Henri Rieunier. Tài liệu này được ghi lại bằng chữ quốc ngữ, và qua đó Phan Thanh Giản nói ra mục đích của chuyến đi Pháp và mối quan hệ giữa hai nước Pháp-Việt.

Phần III, từ Chương XII đến Chương XVIII, đi tìm nguồn gốc xuất xứ của câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” để dẫn đến kết luận của người viết rằng ai là tác giả của nó, cũng như lý do tại sao nó được ra đời, cùng nêu thí dụ tác phẩm Việt Nam Vong Quốc Sử của Phan Bội Châu và tầm ảnh hưởng của văn bản này với các nhà cách mạng Việt Nam. Tác phẩm của Phan Bội Châu kết tội Phan Thanh Giản là “đầu hàng” người Pháp, giống như phiên tòa Bắc Việt năm 1963 sẽ làm.

Leave a comment