Giới thiệu "Chuyện dài chữ nghĩa" của Đỗ Văn Phúc
Nhà văn Ahmad Ibrahim khi nói về kinh nghiệm dân tộc Bengali của anh ta đã bị mất tiếng Mẹ đẻ thế nào đã viết như sau: “To kill a language is to kill its speakers, to drive them away from their homes, to force them to assimilate to the dominant discourse, to look them brazenly in the face and deny them personhood unless there is acquiescence.” Trong một góc cạnh nào đó cũng chính là kinh nghiệm của chúng ta – những người miền Nam tự do sống trong nước VNCH. Sau khi CS miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, tôi có liên tưởng là nếu chúng ta, những người kém may mắn, phải sống tại VN sau đó đã hiểu tiếng Việt trong sáng đã bị CS Bắc Việt áp buộc thành một công cụ chính trị nhằm triệt tiêu những giá trị văn hóa ẩn chứa trong Việt Ngữ trước khi họ chiếm miền Bắc năm 1954. Tôi có dịp được ông Đỗ Văn Phúc cho đọc tập tiểu luận này; tôi thấy được ý muốn không những làm trong sáng tiếng Việt mà còn cố gắng giữ lại những giá trị của tiếng Việt đang bị đánh mất.
Đây là công trình quan trọng, có giá trị lâu dài, và chắc chắn sẽ được tiếp tục tìm tòi và chia sẻ trong tương lai của tác giả.
Tiến Sĩ Phan Quang Trọng
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ