Đọc “ĐÊM NGỦ Ở TỈNH” của Hoàng Ngọc Biên
Nguồn: https://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=792220F7619CA7D9AD9B082AA421763A?action=viewArtwork&artworkId=20270
CHÂN DUNG HOÀNG NGỌC BIÊN (photo: Hoàng Ngọc-Tuấn, San Jose, 07/2012)
Hoàng Ngọc Biên là người đa tài. Ông sáng tạo trong nhiều bộ môn nghệ thuật. Ông làm thơ, viết văn, viết lý luận phê bình, dịch thuật, vẽ tranh, làm báo, làm sách, môn nào cũng rất tài hoa, xuất sắc. Nghe đâu ông còn viết ca khúc nữa. Nhưng trong những bộ môn đó, tôi thấy vóc dáng một nhà văn là nổi trội hơn cả dù tác phẩm của ông không nhiều nếu so với những nhà văn đồng thời của miền Nam. Chẳng những không nhiều tác phẩm, mà lại không phổ biến rộng. Nhưng truyện của ông đặc sắc, và rất riêng. Và kén độc giả.
Truyện của Hoàng Ngọc Biên, giọng văn của ông, bút pháp của ông, không khí văn chương của ông, không lẫn với ai. Tôi nghĩ, với bốn truyện: Chuyến xe, Đêm ngủ ở tỉnh, Thành phố dốc đồi, Một người đạp xe vào thành phố buổi sáng là đủ cho ông có một vị trí riêng trong văn xuôi đương đại Việt Nam. Trào lưu Tiểu thuyết mới mà ông từng theo có lẽ không hấp dẫn độc giả đại chúng, tuy nhiên văn của ông là một mẫu mực đáng để cho tôi, và không chừng, cho những người viết trẻ hôm nay tham khảo.
Trong bài viết này, tôi nhặt ra những ý thú vị khi đọc truyện Đêm ngủ ở tỉnh, một truyện ngắn tiêu biểu của Hoàng Ngọc Biên.
Xin nói luôn trước rằng nếu bạn muốn tìm những tình tiết giật gân, éo le, và một nội dung mang tính chuyện, và nếu bạn không có đủ thì giờ và yên tỉnh để theo dõi thật chậm, từng câu từng dòng, thì khoan/đừng đọc. Truyện này không dành cho bạn, ít nhất là lúc này. Hãy đọc nó khi bạn thấy có những điều kiện kể trên.
*
Đêm ngủ ở tỉnh gần như là truyện ngắn không có nhiều tình tiết của một câu chuyện; nó chỉ có một nhân vật “Anh”, không đối thoại, không cao trào, không thắt gút mở gút, không xung đột.
Nhân vật “Anh” là một nhà giáo trẻ, từng ở thành phố, có lẽ là Sài Gòn, đi dạy ở một tỉnh lỵ sông rạch ở miền Tây Nam bộ, bối cảnh truyện xảy ra ở đó, và thời gian là thời chiến, chừng trong thập niên 60. Có lẽ đây là một tự truyện, chính tác giả kể về một giai đoạn trong đời sống của mình, tôi đoán vậy vì Hoàng Ngọc Biên từng là nhà giáo và đi dạy ở miền Tây. Ngoài nhân xưng anh và nghề dạy học ra thì không có dấu chỉ nào khác về nhân thân của nhân vật. Không tên họ, tuổi tác, vóc dáng, gia đình. Toàn nội dung truyện là buổi chiều trôi dần vào tối, “Anh” đi qua thành phố để về ngôi trường mình dạy, ở lại đó một đêm, đêm cuối cùng, ngày hôm sau lên xe đò trở về thành phố, rời xa tỉnh lỵ, chấm dứt một đoạn đời ở đó, và được kể lại với giọng văn trôi chảy miên man như một tùy bút.
Truyện bắt đầu bằng câu:
Anh cúi đầu bước những bước dài ngắn không đều nhau trên quốc lộ số 4 dẫn vào tỉnh lỵ.”
Và kết thúc:
Tình tiết của truyện là những gì xảy ra giữa hai hành vi bước đi vào tỉnh lỵ ở câu đầu và ngồi trên chiếc xe đò lắc lư đưa anh về thành phố của anh ở câu cuối.
Nhân vật “Anh” chỉ làm bốn điều: đi, nhìn, ngồi, và nghĩ ngợi chuyện này chuyện nọ để lấp đầy khoảng thời gian mà anh có trong ngày cuối cùng ở tỉnh. Anh đi qua và nhìn. “Anh” ngồi lại trong văn phòng, trong quán cơm, và nhìn. Qua mắt “Anh”, cảnh vật hiện ra vừa phẳng dẹt trên hiện trạng lúc đó, vừa có chiều sâu của thời gian trong quá khứ, và chúng hiện ra đồng thời với những trạng thái tinh thần và ý tưởng bất ngờ bật ra trong đầu. Tình tiết của truyện chỉ có vậy, chấm hết. Tuy nhiên, với độc giả thì hết chuyện mà chưa hết truyện. Sau cái chấm hết thì độc giả tiếp tục nhấm nháp cái hậu vị được nhà văn gài lại. Với một nhân vật thôi mà nhà văn trình bày cả cuộc đời, bối cảnh xã hội, ám ảnh của cái chết, của chiến tranh, của thời gian, của những trăn trở kiếp người, và vô hình trung ông thiết lập mối quan hệ giữa những điều do nhân vật của ông thấy và độc giả, lôi họ vào truyện, chia sẻ những tâm trạng của “Anh”. Làm sao ông có thể làm được điều đó? Dưới đây tôi thử đề nghị một số thành công của truyện ngắn này.
Kỹ thuật miêu tả sự vật của Hoàng Ngọc Biên như một ống kính máy quay phim, nó rà thật chậm, zoom in cận cảnh, trau chuốt từng khung hình, đan xen giữa ngoại cảnh và tâm trạng của nhân vật. Ống kính không chỉ ghi nhận lại bề mặt, mặt nổi, của đời sống, mà nó còn soi vào chiều sâu mà thời gian đã đào xới và cấu thành đời sống. Với sự dụng công này, độc giả không thể đọc nhanh, đọc lướt, vì sẽ phí uổng, mà hãy đi cùng, nhìn cùng, cảm nhận và nghĩ cùng một nhịp với nhân vật. Một yêu cầu khá khắt khe vì, như đã nói ở trên, truyện của Hoàng Ngọc Biên rất kén độc giả. Đọc ông, không chỉ thuần thụ động thưởng thức một cách dễ dãi, mà như khi thưởng thức một món ăn đặc biệt, thực khách cần phải có một cái lưỡi kiên nhẫn và goût thưởng thức văn chương đặc biệt hơn mức bình thường.
— Đừng tìm tình tiết của câu chuyện khi đọc truyện của Hoàng Ngọc Biên, mà cốt yếu là thưởng thức giọng văn, bút pháp của ông. Truyện của ông nghiêng hẳn về chi tiết chứ không về tình tiết, về giọng văn chứ không về câu chuyện, về không khí truyện chứ không về cấu trúc dựng truyện. Không có chuyện, nhưng nó có tâm tình, có bối cảnh xã hội, và đầy những ám ảnh.
— Ám ảnh về cái chết qua không khí thời chiến, qua hình ảnh những người lính gác, những xe nhà binh, và tiếng súng vọng về hằng đêm:
— Những đồ vật không chỉ là đồ vật bình thường, ông phả vào chúng những linh hồn, nhưng không chỉ bằng thủ pháp nhân cách hoá thông thường hay được dùng, mà bằng cái nhìn mang màu sắc tâm trạng của nhân vật. Mỗi món là một kỷ vật lưu giữ những ký ức riêng:
Cũng vậy, cảnh vật không chỉ hiện ra trong hiện tại mà còn cả chiều sâu quá khứ và tâm cảm của nhân vật.
— Ngoài hình ảnh, văn của ông còn rất giàu nhạc tính, nó luyến láy, nhấn nhá bằng những điệp ngữ. Một thứ nhạc điệu nội tại, lặng lẽ ngân nga khi ta đọc thầm. Ba yếu tố nhạc điệu, hình ảnh và tâm cảm kết hợp nhuần nhuyễn với nhau khiến những đoạn văn gần như trở thành những đoạn thơ xuôi.
— Những chi tiết đặc tả nhỏ, nhưng gợi sức liên tưởng sâu và xa, và mở ra những hình ảnh mới:
— Những giả định thú vị như: “người lính gác chắc hẳn…” hay “bà cụ già mờ mắt vẫn ngồi nhìn…” trong các đoạn văn dưới đây:
Một quán nước vắng khách là điều bình thường, nhưng “Quán nước nằm bên kia đường vẫn co ro vắng khách” thì không phải ai cũng viết được hai chữ co ro thật độc đáo ấy.
Hay hình ảnh lạ kỳ mà tuyệt đẹp như:
— Những cụm từ, những câu văn, có cấu trúc lạ và đẹp, sự dụng công tu từ tự nhiên của tay hoạ sĩ tài hoa vẽ tranh bằng chữ, không chút gượng ép cầu kỳ hay tiểu xảo:
— Những câu văn dài, có khi một câu là cả một đoạn miên man trôi chảy và sinh động:
— Tình trạng đứt rời, không thể liên kết, không thể thông hiểu, không thể chia sẻ, giữa những con người với nhau:
Từ đó, không như những người đồng chủng đồng bào quanh mình, anh chỉ là một kẻ lạ, tình cờ lạc vào đời sống:
*
Nhân vật “Anh” của Hoàng Ngọc Biên toả ra mùi của sự cô độc. Con người cô độc trong một khí quyển cô độc. Cô độc mà tráng lệ. “Anh” lỡ mang một tâm hồn quá mẫn cảm, dễ thương tổn, như một kẻ lạ trên đất nước của mình. Do đó, mặc dù đoạn kết tác giả cho “Anh” rời bỏ tỉnh lỵ để về thành phố, nhưng chắc hẳn không bao giờ có một nơi chốn nào “Anh” có thể tìm thấy an bình mãi mãi.
*
Giờ đây, muộn màng, ngồi đọc lại truyện của Hoàng Ngọc Biên tôi thấy mình không chỉ đọc truyện. Tôi đang thưởng thức nghệ thuật làm chữ, một nghệ thuật tu từ thượng thừa trong tiếng Việt.
Giờ đây, ông đã qua đời, muộn màng rồi, tôi viết bài này mà lòng đầy hối tiếc, tự trách mình sao không viết nó trước đây, khi ông còn sống, để những dòng chữ này không chỉ là một tiếng gọi vói theo.
Thận Nhiên
18/05/2019