Trần Độ tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh trưởng trong một gia đình công chức ở làng Thư Điền phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình (nay là xã Tây Giang huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Bố ông là thư ký ở tòa thông sứ tại Hà Nội, thường gọi là “quan phán”.
Năm 1946, ở tuổi 23, ông làm Chính ủy Mặt trận Hà Nội khi Toàn quốc kháng chiến. Năm 1948 ông được phong hàm đại tá. Sau đó ông tham gia làm báo Vệ quốc quân (sau này là báo Quân đội nhân dân) trực thuộc Cục Chính trị, từ số 21 trở đi ông là Chủ nhiệm báo.
Năm 1950, ông làm chính ủy Trung đoàn Sông Lô mà Lê Trọng Tấn làm Trung đoàn trưởng, rồi làm Chính ủy Đại đoàn 312. Năm 32 tuổi (1955), Trần Độ là Chính ủy Quân khu 3 (Quân khu Tả ngạn) và đến năm 1958 được phong hàm Thiếu tướng.
Đầu năm 1965 ông vào miền Nam Việt Nam với bí danh Chín Vinh, cùng với các tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hòa, Hoàng Cầm để gây dựng lực lượng vũ trang chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa và giữ chức Phó Chính ủy và Phó Bí thư Quân ủy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tháng 3 năm 1974, ông được phong hàm Trung tướng cùng đợt với Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung, Đồng Sĩ Nguyên.
Từ năm 1974 đến năm 1976, ông giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Chuyển sang ngạch dân sự, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Phó Ban Tuyên huấn Trung ương phụ trách văn hóa văn nghệ. Khi Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương được thành lập (1981), ông giữ chức Trưởng ban kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Ở chức vụ này ông đã soạn nghị quyết số 5, củng cố tiến trình Cởi Mở văn hóa trong thời kỳ Đổi Mới.
Ông còn làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VII, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa và giáo dục của Quốc hội, ủy viên Hội đồng Nhà nước (1989-1992).
Ông cũng là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III (dự khuyết từ năm 1960 đến năm 1972), IV, V, VI (1960-1991).
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất và hạng ba),…
Thời kỳ này, ông bắt đầu tỏ ra bất đồng với một số lãnh đạo cao cấp khác của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông có những bài viết đòi đa nguyên đa đảng, áp dụng mô hình chính trị phương Tây, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài viết này bị đánh giá là vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng viên, ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày 4 tháng 1 năm 1999 khi đã 59 năm tuổi đảng.
Ông mất ngày 9 tháng 8 năm 2002 sau một thời gian dài lâm bệnh nặng, tuổi cao, sức yếu.
“Tôi là đảng ᴠiên bị khai trừ. Tôi bị khai trừ là phải. Nếu không khai trừ tôi thì có lúc tôi phải хin ra khỏi cái đảng nàу. Tôi không thế chấp nhận ᴠà thừa nhận cái đường lối nhiều mâu thuẫn nửa ᴠời, lằng nhằng, nặng chất giáo điều, bảo thủ, khó cho đất nước phát triển. Tôi cũng không thể chấp nhận phương thức lãnh đạo của đảng. Đó là một phương thức độc tôn, toàn trị chuуên chế, phản dân chủ.” (Trần Độ)
Contact Form