Skip to content Skip to footer

Tác Giả

– Sinh năm 1940 tại Bình Định, miền Trung Việt Nam.

– Học trung học ở trường Cường Để Qui Nhơn, trường Võ Tánh Nha Trang và trường Chu Văn An Sài Gòn (2)

– Học một năm ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn rồi ra Huế học Đại học Sư phạm ban Việt Hán

– Tốt nghiệp thủ khoa Đại học Sư phạm Huế năm 1963, khóa Nguyễn Du (1)

– Dạy học tại trường Đồng Khánh Huế (1963-1965), trường Cường Để Qui Nhơn (1965-1973)

– Là Chánh Sự Vụ Sở Học Chánh tỉnh Bình Định (1973-1974) và làm chuyên viên nghiên cứu giáo dục Bộ Giáo Dục, Sài Gòn (1974-1975) (2)

– Bắt đầu viết văn năm 1971, đã cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Ý Thức.

– Vượt biển tị nạn năm 1981 qua ngả Nam Dương, đến định cư tại Hoa Kỳ cuối năm 1982.

– Cộng tác với các báo Đồng Nai, Việt Nam Tự Do, Người Việt, Văn, Văn Học Nghệ Thuật.

– Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến tháng Tám /2004.

– Định cư tại thành phố Westminster thuộc quận Orange, California, cùng với gia đình.

– Qua đời lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 tháng Bảy năm 2012 (ngày giờ địa phương ở California) tại tư gia ở Westminster, California.

Chú thích:

(1) Gìn Vàng Giữ Ngọc, Hà Thúc Hoan, 2006

(2) Nguyễn Mộng Giác với Phạm Phú Minh và Trần Doãn Nho

Tác phẩm đã in

1. Tác phẩm xuất bản tại miền Nam trước năm 1975:

– Nỗi băn khoăn của Kim Dung (tiểu luận, nxb Văn Mới, Sài Gòn 1972)
– Bão rớt (tập truyện ngắn, nxb Trí Đăng, Sài Gòn 1973) *
– Tiếng chim vườn cũ (truyện dài, nxb Trí Đăng, Sài Gòn 1973)
– Qua cầu gió bay (truyện dài, đăng trên tạp chí Bách Khoa từ số 350 đến số 357, nxb Văn Mới, Sài Gòn, in thành tập năm 1974)
– Đường một chiều (truyện dài, Giải thưởng Trung tâm Văn bút Việt Nam, 1974, nxb Nam Giao, Sài Gòn 1974)

2. Tác phẩm xuất bản ở hải ngoại:

– Ngựa nản chân bon (truyện ngắn, nxb Người Việt, Hoa Kỳ 1984)
– Xuôi dòng (tập truyện ngắn, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 1987)

– Mùa biển động (trường thiên tiểu thuyết, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ, xuất bản từ 1982-1989) gồm tất cả 5 tập:
. Những đợt sóng ngầm, 1984
. Bão nổi, 1985
. Mùa biển động, 1986
. Bèo giạt, 1988
. Tha hương, 1989
Tái bản lần thứ 6 năm 2001.

– Sông Côn mùa lũ (trường thiên tiểu thuyết, 4 tập, viết từ năm 1977-1981)
. Nhà xuất bản An Tiêm (Hoa Kỳ) xuất bản những năm 1990,1991
. Nhà xuất bản Văn Học (Hà Nội) và Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học tái bản lần thứ nhất năm 1998
. Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, nhà xuất bản Văn Học và nhà sách Văn Lang (Sài Gòn) tái bản lần thứ nhì năm 2003
. Nhà xuất bản Văn Học và Nhà sách Thanh Nghĩa tái bản lần thứ ba năm 2007

– Nghĩ về văn học hải ngoại (tiểu luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2003)
– Bạn văn, một thuở…(tạp luận, nxb Văn Mới, Hoa Kỳ 2005)

3. Tác phẩm chưa xuất bản:

– Tình và Đạo trong thơ Hàn Mặc Tử (tiểu luận)
– Vào đời (truyện dài), đã đăng một phần trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn, 1973-1974)
– Đêm hoang (truyện dài), đã đăng trên tuần báo Đồng Nai (Hoa Kỳ)
– Mây bay về đâu (truyện dài)

4. Những bài viết trên tạp chí Văn Học (California, Hoa Kỳ):

– Đất Khách, khúc ngâm trên đất tạm dung. (VH 5)
– Nguyễn Hiến Lê trong đời tôi (VH 8&9)
– Thư gửi một người bạn trẻ (VH 11)
– Thư mùa xuân gửi người bạn trẻ (VH 12-13)
– Đàm thoại với nhóm Thế Hệ ở Houston (VH 15)
– Tìm hiểu thế giới nhân vật của Võ Phiến (VH 19)
– Tạ ơn đời, tạ ơn anh (VH 21)
– Doãn Quốc Sỹ, người anh khả kính (VH 31)
– Những ý nghĩ về một bài báo đăng trên Đoàn Kết (VH 38)
– Lời cuối cho một bộ trường thiên (VH 42) (phụ lục của bộ Mùa Biển Ðộng)
– Nhìn lại một chặng đường (VH 45)
– Đôi điều suy nghĩ khi đọc sách báo xuất bản ở Việt nam hiện nay (VH 49)
– Phan Huy Ích ở Phú Xuân (trích Sông Côn Mùa Lũ, VH 55 9/1990)
– Góp ý về một cách nhìn ( VH59&60)
– Đọc lại thơ Tuệ Sỹ(VH65)
– Chaka (VH 70-71)
– Lại bàn một chuyện cũ ( thiếu VH 74)
– Bệnh hoang tưởng. Câu chuyện văn học (VH 76)
– Mùa Vu lan, nghĩ về mẹ (VH 77)
– Cơn khủng hoảng của truyện ngắn (VH 79)
– Nhìn lại một năm sinh hoạt văn học và xuất bản hải ngoại (VH 80-81)
– Văn học lưu vong hay văn học di dân (VH 99)
– Khả năng và Triển vọng của văn học hải ngoại (VH 103)
– Chúc Tết (VH 105-106)
– Vài ghi nhận về sinh hoạt văn chương và xuất bản năm 1994 (VH 105-106)
– Trời xanh bên kia sông (VH 108)
– Hai mươi năm văn xuôi hải ngoại (VH 109)
– Viết về chiến tranh Việt Nam (VH 115)
– Những chim báo bão ( VH 114&115)
– Nhìn lại một năm văn chương (VH 117-118)
– Hoạt cảnh của ngày xuân (VH 129-130)
– Ði với Về, cùng một nghĩa như nhau (VH 133)
– Đi vào cõi thơ Khoa Hữu (VH 141-142)
– Nỗi cô đơn lớn lao của Mai Thảo (VH 143)
– Kho tàng của quá khứ (VH 149)
– Tình trạng lão hoá trong sinh hoạt văn học (VH 153-154)
– Đọc Tâm Thanh, từ một góc riêng (VH 159)
– Đọc “Chân mang giày số 6” (VH 160)
– Ðọc Miêng (VH 161)
– Hai con đường vào đời, vào thơ (VH 162)
– Đọc “Tùy bút” của Trúc Chi (VH 164)
– Đọc “Về với biển cả” của Hoài Mỹ (VH 177-178)
– Mười sáu năm nhìn lại (VH 181)
– Thực chất và huyền thoại (VH 183)
– Vài ghi nhận khi đọc truyện Phạm Hải Anh ( VH 193)
– Đọc “Con Nữ”, tập truyện của Đỗ Quỳnh Dao (VH 197)
– Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử ( VH197)

5. Các bài đăng trên các tạp chí khác

– Đọc Lại Hoàng Đạo
– Ðồng hồ dừng lại từ 30.4.1975
– Huế, nơi để tưởng nhớ
– Huyền thoại Mẹ
– Khẩu Nghiệp
– Kỷ niệm về hai câu đối
– Ngày Xuân con én đưa thoi
– Ngày xuân nghĩ về quê hương
– Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn
– Nhìn lại những trang viết cũ
– Những Ảo Tưởng Một Thời
– Những Vết Rạn Đời Thường
– Sống và viết tại hải ngoại
– Tám Khùng
– Tản mạn về biến cố 11 tháng Chín
– Văn chương của Võ Phiến “đứng” được với thời gian
– Đọc Phạm Việt Châu, hai mươi lăm năm sau…
– Nghĩ về Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử và Thanh Tuệ!
– Trinh Vương, một kỷ niệm đẹp
– Ngày đứa con hoang trở về

6. Thư riêng

– Thư Gởi Vũ Phan Long
– Thư gửi Anh Lương Thư Trung

Contact Form

    Leave a comment