Skip to content Skip to footer

Tác Giả

Đỗ Hoàng Diệu sinh năm 1976 trong một gia đình nhà giáo nghèo ở nông thôn, tỉnh Thanh Hóa. Bố cô là nhà giáo, nhà văn Đỗ Văn Phác. 

Đỗ Hoàng Diệu là cựu sinh viên chuyên Văn trường Lam Sơn, Thanh Hóa.

Năm 1992, cô nhập học Đại học Luật Hà Nội, khoa Luật Quốc tế.

Năm 1998, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội.

Năm 2004, cô theo học Nghiệp vụ Luật sư tại Học viện Tư pháp.

Năm 2006, cô kết hôn với nhà sử học người Mỹ, anh hiện là Giáo sư đại học tại Mỹ.

Đỗ Hoàng Diệu hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ cùng chồng và hai con.

Đỗ Hoàng Diệu là nhà văn luôn gây bất ngờ cho giới văn đàn Việt:

– Đỗ Hoàng Diệu viết truyện ngắn đầu tiên viết năm 9 tuổi, đăng trên báo Nhi Đồng.

– Năm 1990 (khi 14 tuổi) Đỗ Hoàng Diệu đã được giải thưởng Tác phẩm Tuổi Xanh của báo Tiền Phong tổ chức với truyện ngắn Ông già hàng xóm.

– Năm 2003, Đỗ Hoàng Diệu xuất hiện lần đầu trên văn đàn hải ngoại với truyện ngắn Tình chuột, in trên Họp Lưu số 74 (tháng 12/2003- 1/2004), rồi liên tiếp: Những sợi tóc màu tang lễ (HL 75), Cô gái điếm và năm người đàn ông (HL 76), Bóng đè (HL 78), Dòng sông hủi (HL 80) và Vu quy (HL 82).

– Năm 2005, Đỗ Hoàng Diệu nổi tiếng trong nước với tuyển tập truyện ngắn Bóng Đè. 

– Năm 2016, sau 11 năm, Đỗ Hoàng Diệu chính thức trở lại với tiểu thuyết Lam Vỹ.

– Năm 2018, tuyển tập truyện ngắn Lưng Rồng của Đỗ Hoàng Diệu được xuất bản.

– Cô từng diễn thuyết tại 5 thành phố lớn của Nhật Bản trong chương trình diễn thuyết mỗi năm một nhà văn châu Á của Bộ ngoại giao Nhật Bản.

Quan điểm sáng tác

 Đỗ Hoàng Diệu từng nói “Tôi viết dựa vào linh cảm, mà linh cảm ấy xuất phát từ sự nhạy cảm, rồi sự nhạy cảm liên kết cùng trí tưởng tượng để trí tưởng tượng hoá thành giấc mơ từ hiện thực…Diệu muốn kể lại giấc mơ của mình bằng chính ngôn ngữ của những giấc mơ. Trong lòng biết, giấc mơ ấy là biến hóa của hiện thực cuộc đời, và cũng biết, không phải độc giả nào cũng hiểu và đồng cảm với giấc mơ ma mãnh”. (Thụy Khuê – Nói chuyện với Đỗ Hoàng Diệu)

– Những nhận định về nhà văn:

  • Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên “… truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu đang gây hai luồng trái ngược nhau. Tôi phải nói ngay, với tôi, đây là một truyện ngắn hay, hay cả ở cách viết và nội dung. Trong tâm thế, tâm thức giải mã lịch sử và truyền thống Việt, một xu hướng đã được dấy lên từ thời văn học đổi mới, Đỗ Hoàng Diệu đã tạo được một hình tượng “bóng đè” đầy ám ảnh và dằn vặt” (Tác phẩm hay: phải hết mình – hay là điều kiện cần và đủ để có tác phẩm hay).
  • Nhà giáo Phạm Toàn “Truyện ngắn Ðỗ Hoàng Diệu có cách biểu đạt phóng túng hơn, gần gũi hơn với cách đọc của lớp bạn đọc trẻ. Người ta nhắc nhiều đến lối sử dụng ẩn dụ tình dục để biểu đạt những tâm trạng mang những nội dung xã hội” (Phạm Toàn – Thử phân giải một thành công nghệ thuật qua tập truyện ngắn Bóng đè).
  • Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp “Viết được truyện ngắn như Bóng đè là khó vô cùng, hiếm vô cùng. Cố gắng của Đỗ Hoàng Diệu chỉ là 1% thôi, còn lại đó là thượng đế, phúc phần ban tặng” (Lan Phương: Sau Bóng đè là cánh chim Lam Vỹ)
  • Nhà văn Nguyên Ngọc từng nói ngôn ngữ trong văn chương của Đỗ Hoàng Diệu “Thắm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê hoặc”.

Tác phẩm

– Tập truyện ngắn Bóng Đè, nxb Đà Nẵng 2005.

– Tiểu thuyết Lam Vỹ, nxb Hội nhà văn 2016.

– Tập truyện ngắn Lưng Rồng, nxb Hội Nhà văn 2018.

Contact Form

    Leave a comment