Skip to content Skip to footer

Phân Tâm Học và Phê Bình Văn Học

Author: Liễu Trương

Email Lieu Truong:  orchidee.dalat@gmail.com

Additional information

Format

Paper Book

Genre

Biên khảo

Number of pages

220

Publisher

Nhà xuất bản Phụ Nữ

Year of Publishing

2011

Category: Tag: Product ID: 23747

Description

Ngành phân tâm học do Freud sáng lập là một khoa học đặt nền tảng trên khái niệm vô thức của con người.

Cuốn biên khảo này gồm hai phần :

Phần I trình bày ngành Phân tâm học

Độc giả có thể theo dõi cuộc hành trình của Freud qua sự tìm tòi về vô thức, về giấc mơ, sự phát hiện phức cảm Œdipe, và qua cái nhìn mới về dục tính để đạt đến một học thuyết độc đáo. Mặt khác, Freud nhấn mạnh về những quan hệ giữa phân tâm học và văn học. Lối diễn giải những tác phẩm văn học của Freud là một khai phá có tính lịch sử, khiến cách đọc tác phẩm ngày nay không còn như trước. Về sáng tạo văn chương, Freud cho rằng trong tác phẩm vô thức bị kìm nén, phải tự ẩn giấu, đội lốt của hư cấu, của nghệ thuật để được diễn đạt qua sự viết.

Phần II trình bày Phê bình văn học theo Phân tâm học 

Khởi đầu, các đồ đệ của Freud như René Laforgue, Marie Bonaparte, Charles Baudouin áp dụng học thuyết phân tâm học vào những tác phẩm văn học. Rồi đến những đóng góp của các nhà phân tâm học giai đoạn đầu : Jean Delay, Jacques Delattre, Didier Anzieu. Kế tiếp là Jacques Lacan, một tên tuổi lẫy lừng, đã đưa cấu trúc luận vào phân tâm học với lời tuyên bố : « Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ ». Các nhà phê bình đến sau có những lập trường rất đa dạng : Charles Mauron hướng về phê bình tâm lý, Bernard Pingaud đi tìm bí ẩn trong văn bản, Jean Bellemin-Noel đưa ra một phương pháp phân tích văn bản và Pierre Bayard dựa vào truyện của Maupassant để đi ngược dòng và gọi phê bình của ông là « Văn học áp dụng vào phân tâm học ».

Nói tóm lại, phân tâm học đã mở một con đường mới dẫn vào văn học bằng cách cho nhà phê bình một phương pháp mới để phân tích và giải mã tác phẩm.

 

Liễu Trương

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Phân Tâm Học và Phê Bình Văn Học”
Phân Tâm Học và Phê Bình Văn Học